Giỏ hàng

Lễ trao Giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông năm 2018

Ngày 2/7/2019, tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông năm 2018. Tham dự Lễ trao giải có Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ - PGS.TS. Nguyễn Vũ Tùng, các thành viên trong Ban Sáng lập Quỹ, Hội đồng Quản lý Quỹ, Hội đồng giám khảo, các tác giả có bài viết đạt giải thưởng cùng nhiều khách mời và phóng viên nhà báo thuộc nhiều cơ quan thông tấn trong nước.

giai thuong nghien cuu bien dong nam 2018

Đại sứ Lê Công Phụng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông khai mạc buổi lễ. (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam)

Tham dự Lễ trao giải có Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ - PGS.TS. Nguyễn Vũ Tùng, các thành viên trong Ban Sáng lập Quỹ, Hội đồng Quản lý Quỹ, Hội đồng giám khảo, các tác giả có bài viết đoạt giải thưởng, cùng nhiều khách mời và phóng viên thuộc nhiều cơ quan thông tấn trong nước.

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Đại sứ Lê Công Phụng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ chia sẻ, trong 6 năm qua, cuộc thi Nghiên cứu Biển Đông đã nhận được hơn 500 bài dự thi với đối tượng tham gia đa dạng là học giả nghiên cứu, chuyên gia, sinh viên, phóng viên… từ mọi miền Tổ quốc, cũng như từ nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên, ông cũng chia sẻ, nhằm thu hút sự tham gia sâu rộng và chất lượng hơn từ đông đảo tầng lớp dân chúng trong cả nước, thời gian tới, Quỹ sẽ có hình thức đổi mới Giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông, như hướng tới việc hỗ trợ chọn lọc in ấn, xuất bản các tác phẩm dự thi có chất lượng cao để phố biển rộng rãi hơn tới người dân.

giai thuong nghien cuu bien dong nam 2018
TS. Hà Anh Tuấn, Giám đốc Quỹ Báo cáo hoạt động chấm Giải thuởng tại buổi lễ. (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam)

Báo cáo hoạt động chấm Giải thuởng Nghiên cứu Biển Đông năm 2018, TS. Hà Anh Tuấn, Giám đốc Quỹ cho biết, trong năm qua, Ban Tổ chức nhận được hơn 60 tác phẩm nghiên cứu và báo chí. Nội dung các tác phẩm phong phú, đề cập tới nhiều khía cạnh về biển đảo như môi trường, y tế, quân sự, truyền thông… Tác phẩm nghiên cứu được trao giải đã trải qua các vòng sơ khảo và thuyết trình để tìm ra các sản phẩm dự thi tốt nhất. Riêng với tác phẩm báo chí, theo thống kê có gần 20 cơ quan báo chí từ các địa phương trên cả nước, hình thức các tác phẩm đa dạng như phát thanh, truyền hình, thể loại phim.

Nhận xét về các bài tham dự Giải thưởng năm nay, Thiếu tướng, PGS.TS. Lê Văn Cương, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo đánh giá, mặc dù số lượng các bài thi năm 2018 không nhiều như mọi năm, nhưng chất lượng các bài dự thi đều ở mức cao, thể hiện tính khoa học và bám chắc thực tiễn, bao quát được các vấn đề nổi lên ở Biển Đông hiện nay. Qua đó, thể hiện được tâm huyết, cũng như quá trình làm việc nghiêm túc của các tác giả đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước ta.

Đặc biệt, theo PGS. Lê Văn Cương, so với các năm trước, các tác phẩm năm nay đã đưa ra nhiều đề xuất hơn và có giá trị bám sát thực tiễn. Ông cũng mong muốn các cuộc thi sau có thêm sự tham gia của các kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài.

giai thuong nghien cuu bien dong nam 2018
Thiếu tướng, PGS.TS. Lê Văn Cương, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam)

Qua hai vòng chấm viết và chấm thuyết trình, Hội đồng Giám khảo Quỹ đã chọn ra 01 Công trình Nghiên cứu Biển Đông xuất sắc, 08 Bài viết Nghiên cứu Biển Đông đoạt giải (trong đó, có 03 bài viết nghiên cứu đặc biệt xuất sắc, 05 bài nghiên cứu xuất sắc), 02 tác phẩm báo chí đặc biệt xuất sắc và 05 tác phẩm báo chí xuất sắc. Bên cạnh đó, Quỹ cũng trao thêm 02 phần thưởng khuyến khích cho các cơ quan và cá nhân tích cực tham gia vào Cuộc thi Nghiên cứu Biển Đông và 02 giải khuyến khích cho các tác giả có bài nghiên cứu tham gia Giải thưởng. 

Thay mặt các tác giả, ông Lê Văn Chương, công tác tại báo Biên Phòng (giải Bài Nghiên cứu Biển Đông đặc biệt xuất sắc) đánh giá cuộc thi là sân chơi bổ ích và là nơi chia sẻ nhiều thông tin bổ ích về chủ quyền biển đảo; các tác phẩm nghiên cứu tham dự đều xuất phát từ tâm nguyện đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ biển đảo của đất nước. Ông Lê Văn Chương cũng chia sẻ nhiều mẩu chuyện thú vị về những lần đi công tác cùng với ngư dân của huyện đảo Hoàng Sa. Đây là nguồn cảm hứng giúp tác giả xây dựng và hoàn thiện tác phẩm nghiên cứu của mình.


PGS.TS. Nguyễn Vũ Tùng cũng mong muốn các thí sinh tiếp tục nuôi dưỡng đam mê, trau dồi và quảng bá nhiều hơn nữa về Cuộc thi và Quỹ, đồng thời cũng giới thiệu một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng về biển đảo do Học viện Ngoại giao chủ trì, cũng như về Tạp chí Nghiên cứu quốc tế như những kênh trau dồi kiến thức và xuất bản các sản phẩm có chất lượng.
Phát biểu tổng kết, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, PGS.TS. Nguyễn Vũ Tùng đánh giá cao sự tham gia tích cực của các thí sinh, từ đó càng củng cố quyết tâm đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo thông qua chất xám và tinh thần yêu nước của những người cầm bút. Cuộc thi Nghiên cứu Biển Đông ngày càng thể hiện sự lan toả, uy tín của Quỹ cũng như sức hấp dẫn của cuộc thi đối với giới nghiên cứu và báo chí, đồng thời cũng định hình "phân khúc" sản phẩm về chủ quyền biển đảo. Ban Tổ chức đánh giá cao các tác phẩm dự thi, dù ít nhưng có chất lượng tốt.

Phát biểu bế mạc lễ trao giải, TS. Hà Anh Tuấn chia sẻ kế hoạch đã được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua, theo đó các cuộc thi sẽ được tổ chức 2 năm một lần, bắt đầu từ năm 2020 để các nhà nghiên cứu có thêm thời gian đầu tư nghiên cứu và hoàn thiện các sản phẩm nghiên cứu, hướng tới các sản phẩm chất lượng để xuất bản rộng rãi tới công chúng.

Các thông tin chi tiết về cuộc thi và nhiều thông tin bổ ích về Biển Đông và hoạt động của Quỹ sẽ được đăng tại website của Quỹ: http://fess.vn

Một số hình ảnh tại Lễ trao giải:

Toàn cảnh Lễ trao Giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông( Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam)

Đại sứ Lê Công Phụng trao giải tại buổi lễ. (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam)


PGS.TS. Nguyễn Vũ Tùng trao giải tại buổi lễ. (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam)

TS. Hà Anh Tuấn, Giám đốc Quỹ trao giải tại buổi lễ. (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam)


DANH SÁCH CÁC BÀI NGHIÊN CỨU / CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐẠT GIẢI

 

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BIỂN ĐÔNG  XUẤT SẮC

STT

Tên Công trình

Tác giả

Lĩnh vực nghiên cứu

Đơn vị

Giá trị

1

Chính sách, pháp luật của Trung Quốc đối với Biển Đông và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về biển đảo

Nguyễn Thanh Minh

Quan hệ quốc tế/Luật pháp

Bộ Tư lệnh

Cảnh sát Biển

30.000.000

CÁC BÀI NGHIÊN CỨU VỀ BIỂN ĐÔNG ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC

STT

Tên bài Nghiên cứu

Tên tác giả

Lĩnh vực nghiên cứu

Đơn vị

Giá trị

1

Phương pháp neo tàu trên vùng nước cạn ở quần đảo Hoàng Sa để trụ bão và bám đảo

Lê Văn Chương

Kỹ thuật

Báo Biên phòng

20.000.000

2

Những hoạt động củng cố yêu sách trên Biển Đông của Trung Quốc từ năm 2009 đến nay và hệ luỵ đối với quan hệ quốc tế trong khu vực

Đào Thị Thu

Chính trị/ Quan hệ quốc tế

Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (FOSET)

Học viện Ngoại giao

20.000.000

3

Cách thức đưa tin của truyền thông Mỹ và Trung Quốc trước hành động Mỹ đem tàu tuần tra ở vùng biển tranh chấp tại Biển Đông

Nguyễn Thị Hà Trang

Đậu Quang Anh

Ngô Thị Quỳnh Anh

Tào Thị Hậu

Đoàn Thuỳ Linh

Phạm Thị Kim Mai

Truyền thông/

Thông tin

Học viện Ngoại giao

20.000.000

 

CÁC BÀI NGHIÊN CỨU VỀ BIỂN ĐÔNG ĐẠT GIẢI XUẤT SẮC

STT

Tên bài Nghiên cứu

Tên tác giả

Lĩnh vực nghiên cứu

Đơn vị

Giá trị

1

Khả năng thiết lập vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc trên Biển Đông: Tác động và giải pháp cho Việt Nam

Lê Thị Thu Hà

Chính trị

Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

15.000.000

2

Công tác thông tin, tuyên truyền chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Lê Nhị Hoà

Truyền thông/

Thông tin

Học viện Chính trị khu vực III

15.000.000

3

Chức năng của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay

Nguyễn Quốc Khánh

Luật pháp

Bộ Tư lệnh

Cảnh sát Biển

15.000.000

4

Lợi thế địa chiến lược một số đảo và bờ biển Việt Nam trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc - thế kỷ XXI

Lê Ngọc Thống

Khoa học Quân sự

Báo Đất Việt

15.000.000

5

Đối sách về quân sự và kinh tế trên Biển Đông của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump

Dương Thị Phương Anh

Phan Ngọc Thuỳ Dung

Nguyễn Quỳnh Anh

Ma Thu Huyền

Tăng Huyền Trang

Phan Mỹ Lệ

Chính trị/ Quan hệ quốc tế

Học viện Ngoại giao

15.000.000


DANH SÁCH TÁC PHẨM ĐẠT GIẢI BÁO CHÍ

STT

Tên tác phẩm

Tên tác giả

Giải

Đơn vị

Giá trị

1

Chùm bài “Chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”

Nguyễn Quốc Toàn

(Bảo Khương)

Phan Thanh Đà Hải

(Anh Dũng)

Đặc biệt xuất sắc

Báo Tài nguyên &

Môi trường

20.000.000

2

Chùm bài “Ẩn họa thách thức trên Biển Đông”

Ngô Minh Trí

Đặc biệt xuất sắc

Báo Thanh niên

20.000.000

3

Chùm bài “Trường Sa mùa xuân về”

Nguyễn Văn Dũng

Xuất sắc

Báo Tiền Phong

5.000.000

4

Chùm bài “Hướng về Hoàng Sa-Trường Sa”

Nguyễn Minh Hằng

Nhan Thanh Huyền

Xuất sắc

Ban Đối Ngoại,

Thông tấn xã Việt Nam

5.000.000

5

Đại phẫu IUU (Phim);

“Bó đũa” ở Hoàng Sa (Báo in)

Võ Minh Huy

Lê Trường Thịnh

Xuất sắc

Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi

5.000.000

6

Gieo chữ nơi đầu sóng;

Phát triển du lịch biển Việt Nam: Tiềm năng và triển vọng

Đồng Hữu Nghị

Xuất sắc

Đài Tiếng nói Nhân dân

Thành phố Hồ Chí Minh

5.000.000

7

Tướng Hoàng Kiền và kỳ tích đưa đất ra Trường Sa

Trương Thị Xuân Phong

Nguyễn Viết Tôn

Trần Thắng

Xuất sắc

Báo Tin tức,

Thông tấn xã Việt Nam

5.000.000


DANH SÁCH CÁ NHÂN, TỔ CHỨC ĐẠT GIẢI KHUYẾN KHÍCH

STT

Nội dung

Cá nhân/Tổ chức

Đơn vị

Giá trị

1

Nhiều năm tích cực vận động và hướng dẫn sinh viên dự thi Giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông

TS. Vũ Tuấn Anh

Học viện Ngoại giao

5.000.000

2

Sự tham gia tích cực trong Giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông

Trường Đại học Thông tin Liên lạc

 

5.000.000

3

Bài nghiên cứu "Chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông từ thời Barack Obama đến Donald Trump (2009 - nay)

Đào Lê Thanh Hoàng

Đại học Sài Gòn

5.000.000

4

Bài nghiên cứu "Vùng biển Việt Nam - Vấn đề chủ quyền gắn với phát biển kinh tế"

Đào Anh Thư

Trường Đại học Thông tin Liên lạc

5.000.000