Giỏ hàng

THEO DÒNG SỰ KIỆN (1/3/2023 đến 23/3/2023)

TIN VIỆT NAM

 

1. (Vietnamplus.vn)- Tham vấn chính trị lần thứ 9 giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam-Na Uy: nhấn mạnh tầm quan trọng của đảm bảo tự do hàng hải, an ninh và hòa bình tại Biển Đông

Ngày 1/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Quốc vụ khanh Ngoại giao Na Uy Erling Rimestad đã đồng chủ trì Tham vấn chính trị lần thứ 9 giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam-Na Uy nhằm trao đổi về hợp tác song phương cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không, an ninh và hòa bình tại Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.[1]

2. (ĐCSVN) - Thúc đẩy toàn diện quan hệ song phương Việt Nam - Tây Ban Nha

Nhận lời mời của Phó Thủ tướng thứ nhất Vương quốc Tây Ban Nha Nadia Calviño (Na-đi-a Can-vi-nhô), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam có chuyến thăm chính thức Tây Ban Nha từ ngày 01-03/3/2023.Hai nhà Lãnh đạo đã trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế như khuôn khổ hợp tác ASEAN - EU, ASEM, Liên hợp quốc... Về vấn đề Biển Đông, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ quan điểm của Việt Nam, khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.[2]

3. (Vietnam+) - Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 tại Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN 

Ngày 6-3, tại Jakarta (Indonesia), Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN (SOM) và Cuộc họp lần thứ 15 Nhóm Công tác Hội đồng Điều phối ASEAN (ACCWG) về việc Timor Leste gia nhập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).Về Biển Đông, Đại sứ tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); ủng hộ thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982. Bên cạnh đó, các nước cũng cần xây dựng cách tiếp cận mới, phù hợp với tình hình hiện tại trong quá trình xây dựng COC.[3]

4. (TTXVN) - Lãnh đạo Bộ Ngoại giao tiếp và hội đàm với Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trao đổi về Biển Đông và nhiều vấn đề khác

Ngày 10/3, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Nông Dung.

Hai bên trao đổi về hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao. Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ khẳng định Việt Nam kiên trì cơ chế đàm phán, trao đổi giữa hai nước về vấn đề trên biển, xử lý ổn thỏa các xử lý các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982; đề nghị hai bên duy trì thường xuyên sự việc nảy sinh, bao gồm đối xử nhân đạo với tàu cá, ngư dân trên biển.[4]

5. (Quochoi.vn) - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thảo luận về vấn đề Biển Đông với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tây Ban Nha

Ngày 15/3, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đã đến thủ đô Madrid, bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Tây Ban Nha.Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thảo luận với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tây Ban Nha mong muốn của Việt Nam thông qua mối quan hệ với Tây Ban Nha để thúc đẩy sự ủng hộ của quốc tế đối với lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông, theo phương châm đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trong khu vực, giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng mong muốn Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ thẻ vàng đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.[5]

6. (MOFA) - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn về vấn đề Biển Đông

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn (Pờ-rạ Xộ-khon) đã thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 20 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Campuchia về Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học và Kỹ thuật từ ngày 21-22/3/2023. Bàn về hợp tác khu vực và quốc tế, hai bên nhấn mạnh cam kết phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc củng cố đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, cũng như tăng cường hợp tác giữa Hiệp hội với các đối tác. Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhất trí khẳng định tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực, bảo đảm tự do và an toàn hàng hải, hàng không; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), thực hiện đầy đủ DOC, phấn đấu đạt COC hiệu quả, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

 

TIN QUỐC TẾ

 

* Trung Quốc:

- Trung Quốc chỉ trích mối quan hệ quân sự giữa Philippines - Mỹ 

Gần đây, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã cáo buộc Mỹ khi mở rộng hợp tác quân sự mới Philippines về việc thêm 4 căn cứ được mở rộng theo Thoả thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA).[6]

- Trung Quốc đóng tàu nạo vét với công suất “siêu kỷ lục”

 Trung Quốc đang phát triển tàu nạo vét có công suất mạnh hơn 50% so với hiện tại, theo thông tin từ tờ báo South China Morning Post đưa tin ngày 12/3. Những tàu này được sử dụng với mục đích là xây đảo nhân tạo.[7]

- Tàu tuần duyên của Trung Quốc vào khu vực tranh chấp của Biển Hoa Đông 

Nhằm chống trả lại hành động xâm phạm vào lãnh hải Trung Quốc của tàu Nhật Bản thì lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã tiến vào xung quanh các đảo đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông.[8]

-Trung Quốc và Campuchia tập trận trên biển lần đầu tiên

Cuộc tập trận “Rồng Vàng 2023” là lần đầu tiên Trung Quốc và Campuchia tập trận chung trên biển, diễn ra trong vùng biển của Campuchia. Các cuộc tập trận nhấn mạnh mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Phnom Penh và Bắc Kinh, hiện đang có những yêu sách “bành trướng” ở Biển Đông.[9]

-  Trung Quốc thăm Philippines nhằm đàm phán về tình hình Biển Đông

Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông dự kiến sẽ có chuyến thăm Philippines vào cuối tuần này nhằm thảo luận các vấn đề liên quan tới Biển Đông. Chuyến thăm được diễn ra trong bối cảnh Philippines có những động thái tăng cường quan hệ quân sự với Hoa Kỳ.[10]

- Trung Quốc cáo buộc tàu chiến Mỹ xâm nhập trái phép vùng biển ở Biển Đông

Phía quân đội Trung Quốc cho biết nước này theo dõi một tàu tên Milius của Hoa Kỳ đã xâm nhập bất hợp pháp vào vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.[11]

 

* Philippines:

- Philippines khẩn cấp tìm tàu chìm chở 800.000 lít dầu 

Philippines cho biết nước này đã chạy đua thời gian để tìm con tàu chở dầu Princess Empress với 800.000 lít dầu, bị chìm ở vùng biển ngoài khơi Mindoro Đông.[12]

- Philippines triển khai sử dụng thiết bị xác minh vị trí tàu chở dầu bị chìm 

Bộ Môi trường Philippines cho rằng đã tìm được độ chìm hiện tại của tàu chở dầu MT Princess Empress. Từ việc xác định vị trí của tàu thì Bộ Môi trường của nước này sẽ triển khai phương tiện để với nỗ lực ngăn chặn sự rò rỉ dầu ra biển.[13]

- Philippines cấm đánh bắt cá do sự cố tràn dầu 

Sau vụ con thuyền chở 800.000 lít dầu nhiên liệu bị chìm tại tỉnh Oriental Mindoro do biển động, thì giới chức Philippines đã đưa ra lệnh cấm ngư dân không được phép ra khơi vì sự cố này vẫn đang được khắc phục.[14]

- Philippines nhờ đến sự giúp đỡ của Nhật và Mỹ hỗ trợ khắc phục tình trạng tràn dầu 

Theo phát ngôn lực lượng bờ biển Philippines Armando Balilo đưa ranước này đã yêu cầu sự giúp đỡ từ Nhật Bản và Mỹ. Phía Nhật Bản đã cử nhân viên bờ biển tới Manila để hỗ trợ điều tra về sự cố tràn dầu.[15]

- Philippines khởi động chiến lược công khai hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Theo một quan chức của Philippines cho biết, lực lượng tuần duyên của nước này đang có những chiến thuật mới để công khai những hành động gây thẳng của Trung Quốc ở các vùng tranh chấp trên Biển Đông.[16]

- Philippines phát hiện 42 tàu Trung Quốc gần khu vực tranh chấp 

Theo thông tin từ cảnh sát biển Philippines (PCG), nước này phát hiện hơn 40 tàu nghi là của Trung Quốc gần đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa. Đồng thời Philippines tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động trong khu vực, kể cả có sự hiện diện của nhóm tàu Trung Quốc.[17]

- Philippines, Mỹ tổ chức diễn tập chung trước căng thẳng của Trung Quốc 

Nhằm tăng khả năng phòng thủ, Philippines và Mỹ sẽcó cuộc diễn tập chung giữa lục quân hai nước kéo dài từ ngày 11 cho tới ngày 28/4 . Cuộc diễn tập có sự sự tham gia của hơn 17.600 lính trong đó khoảng 12.000 lính Mỹ.[18]

- Philippines sẽ sớm công bố địa điểm mới cho quân đội Mỹ 

Theo Thoả thuận Hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) mà Hoa Kỳ và Philippines đã ký kết. Trong đó, 2 nước sẽ sớm đưa ra địa điểm các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines, cho phép các quốc gia phương Tây tiếp cận.[19]

- Philippines tiết lộ 4 căn cứ quân sự mới của Mỹ

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr cho biết các căn cứ quân sự mới của Hoa Kỳ sẽ nằm rải rác trên khắp đất nước, bao gồm cả ở một tỉnh phía bắc - đối diện với điểm nóng Biển Đông. Động thái này có khả năng khiến Trung Quốc tức giận bởi sẽ cung cấp cho lực lượng Mỹ căn cứ điểm thuận lợi gần miền nam Trung Quốc và Đài Loan.[20]

- Philippines bảo vệ sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trước cáo buộc “xung đột địa chính trị” của Trung Quốc

Philippines cho phép lực lượng quân đội Mỹ ở lại vô thời hạn tại 4 điểm quân sự trên địa bàn nước này. Trước thực tế đó, các quan chức Trung Quốc tỏ ra tức giận vì có một địa điểm đóng quân gần miền nam của Trung Quốc và Đài Loan.[21]

 

* Indonesia

- Indonesia tổ chức vòng đàm phán về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông 

Đại diện các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc sẽ có vòng đàm phán tiếp theo về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Cuộc đàm phán này diễn ra tại Jakarta, Indonesia trong bối cảnh ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương có chuyến công du tại nước này.[22]

-  Indonesia tìm kiếm thỏa thuận tên lửa trị giá 200 triệu USD với ẤN Độ 

Công ty quốc phòng BrahMos Aerospace cho biết dự kiến sẽ có thoả thuận bán tên lửa siêu thanh trị giá 200 triệu USD cho Indonesia trong bối cảnh nhằm đối phó với sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông.[23]

 

* Các nước khác

- Bộ Tứ chỉ trích việc quân sự hoá ở Biển Đông 

Trước tình hình ngày càng căng thẳng tại Biển Đông thì mới đây các nước trong nhóm Bộ Tứ bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ đã lên tiếng phản đối tình trạng quân sự hoá tại Biển Đông và biển Hoa Đông.[24]

- RAAF đề nghị tư vấn sau các cuộc chạm trán căng thẳng với quân đội Bắc Kinh tại Biển Đông
Lực lượng Không quân Hoàng gia Úc (RAAF) tiết lộ các phi công và phi hành đoàn nước này đã yêu cầu nhận tư vấn, sau khi chạm trán với các máy bay quân sự Trung Quốc trong các cuộc tuần tra trên Biển Đông. Trong quá khứ, hai nước có mối quan hệ căng thẳng về các hoạt động tại vùng biển này. Hồi tháng 5 năm ngoái, RAAF cũng đã bị một máy bay Trung Quốc đánh chặn một cách nguy hiểm.[25]

- Thỏa thuận quan trọng từ liên minh tàu ngầm hạt nhân Mỹ, Anh, Úc

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đón các lãnh đạo Úc và Anh đến TP San Diego vào đầu tuần tới, nhằm công bố giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận quốc phòng AUKUS giữa 3 nước; đóng tàu ngầm hạt nhân cho Úc với sự giúp đỡ về công nghệ của Mỹ và Anh. Đây được xem là một phần trong nỗ lực kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.[26]

- Các nước Đông Nam Á lo ngại về thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân của AUKUS

Nhiều quốc gia Đông Nam Á đã bày tỏ quan ngại rằng các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Úc có thể chủ yếu hoạt động đặc biệt tại khu vực Biển Đông. Điển hình khi Malaysia và Indonesia lo lắng về nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân cũng như lưu ý rằng việc chia sẻ công nghệ hạt nhân với các tàu ngầm năng lượng có thể làm tăng nguy cơ vũ khí hủy diệt hàng loạt mới.[27]

- EU sẽ tăng hiện diện hải quân ở Biển Đông

Hãng tin AP hôm 15.3 dẫn lời Đặc phái viên EU tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Richard Tibbels cho hay, EU sắp tới muốn đẩy mạnh các sứ mệnh hải quân và có thể tham gia hoạt động diễn tập quân sự chung nhằm thúc đẩy tự do hàng hải và tôn trọng thượng tôn pháp luật ở Biển Đông.[28]

-  Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida có khả năng công bố 'Kế hoạch hòa bình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương' trong chuyến thăm Ấn Độ  

Thủ tướng Nhật Bản dự kiến ​​sẽ công bố kế hoạch của ông về một "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộngmở" với trọng tâm là vai trò ngày càng quan trọng của Ấn Độ trong khu vực tại  chuyến thăm New Delhi vào thứ Hai (20/3). Tình hình đang thay đổi ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng sự quyết đoán về mặt quân sự cũng có khả năng xuất hiện trong các cuộc đàm phán giữa Thủ tướng Narendra Modi và Kishida.[29]

Ban Truyền thông Quỹ FESS./.

 

[1]2023. “Tham vấn chính trị lần thứ 9 giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam-Na Uy”. Vietnamplus. https://www.vietnamplus.vn/tham-van-chinh-tri-lan-thu-9-giua-hai-bo-ngoai-giao-viet-namna-uy/848784.vnp

[2]Mạnh Hùng, 2023. “Thúc đẩy toàn diện quan hệ song phương Việt Nam - Tây Ban Nha”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. https://dangcongsan.vn/thoi-su/thuc-day-toan-dien-quan-he-song-phuong-viet-nam-tay-ban-nha-632802.html

[3]2023. “Việt Nam sẵn sàng hợp tác hiện thực hóa các nội dung ưu tiên của ASEAN”. Thông tấn xã Việt Nam/ Vietnam+. https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-san-sang-hop-tac-hien-thuc-hoa-cac-noi-dung-uu-tien-cua-asean/849677.vnp

[4]2023. “Lãnh đạo Bộ Ngoại giao tiếp và hội đàm với Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc”. Báo Tin Tức/TTXVN. https://baotintuc.vn/thoi-su/lanh-dao-bo-ngoai-giao-tiep-va-hoi-dam-voi-tro-ly-bo-truong-bo-ngoai-giao-trung-quoc-20230310215326420.htm

[5]2023. “PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA”. Cổng Thông tin Điện tử Quốc hội.

https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=74061

[6]Vũ Mạnh. 2023. “Trung Quốc chỉ trích Philippines vì củng cố quan hệ quân sự với Mỹ”. Báo Thanh niên. https://thanhnien.vn/trung-quoc-chi-trich-philippines-vi-cung-co-quan-he-quan-su-voi-my-185230313081305937.htm    

[7]Liu Zhen. 2023. “China to develop dredger ‘more powerful than artificial island-builder of South China Sea’”. South China Morning Post. https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3213206/china-develops-dredger-more-powerful-artificial-island-builder-south-china-sea  

[8]2023. “China coast guard enters disputed waters in East China Sea”. Reuters. https://www.reuters.com/world/china/china-coast-guard-enters-disputed-waters-east-china-sea-2023-03-15/

[9]2023, “China and Cambodia hold first naval drills in Cambodian waters”, AL JAZEERA, https://www.aljazeera.com/news/2023/3/20/china-and-cambodia-hold-first-naval-drills-in-cambodian-waters

[10] 2023. “Chinese minister Sun Weidong to visit Philippines for talks on South China Sea”. South China Morning Post. https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3214183/chinese-minister-visit-philippines-talks-south-china-sea  

[11]2023. “China's military says US warship illegally entered waters in South China Sea”. Reuters. https://www.reuters.com/world/china/chinas-military-says-us-warship-illegally-entered-waters-south-china-sea-2023-03-23/

[12]2023. “Sunken Philippine tanker leaks industrial fuel oil into sea, concern for environment, tourism”. South China Sea. https://www.scmp.com/news/asia/southeast-asia/article/3212102/sunken-philippine-tanker-leaks-industrial-fuel-oil-sea-concern-environment-tourism  

[13]2023. “Philippines to deploy underwater vehicle to pinpoint location of stricken tanker”. South China Morning Post. https://www.scmp.com/news/asia/southeast-asia/article/3212535/philippines-deploy-underwater-vehicle-pinpoint-location-stricken-tanker

[14]2023. “Fishing banned as Philippine tanker oil spill spreads, threatens marine life”. South China Morning Post. https://www.scmp.com/news/asia/southeast-asia/article/3212302/fishing-banned-philippine-tanker-oil-spill-spreads-threatens-marine-life  

[15]2023. “Philippines seeks Japan, US help as oil spill spreads 10 days after tanker sank”. South China Sea. https://www.scmp.com/news/asia/southeast-asia/article/3213196/philippines-seeks-japan-us-help-oil-spill-spreads-10-days-after-tanker-sank

[16] 2023. “Philippines launches strategy of publicizing Chinese actions in South China Sea”. South China Sea. https://www.scmp.com/news/asia/southeast-asia/article/3212838/philippines-launches-strategy-publicising-chinese-actions-south-china-sea

[17]2023. “Philippines says Chinese navy ship spotted near disputed island”. Reuters. https://www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-says-chinese-navy-ship-spotted-near-disputed-island-2023-03-04/  

[18]2023. Philippine-US annual military drills will be biggest ever - official. Reuters. https://www.reuters.com/world/philippine-us-annual-military-drills-will-be-biggest-ever-official-2023-03-14/  

[19]2023. “”US, Philippines to announce new sites for US military as soon as possible - US. official”. Reuters. https://www.reuters.com/world/us-philippines-announce-new-edca-sites-soon-possible-us-official-2023-03-20/  

[20]2023, “US gets new Philippine bases with South China Sea, Taiwan in mind”, AL JAZEERA, https://www.aljazeera.com/news/2023/3/22/us-gets-new-philippine-bases-with-south-china-sea-taiwan-in-mind

[21]2023. “Philippine President Maros defends US military presence as China warns of ‘abyss of geopolitical strife'”. South China Morning Post. https://www.scmp.com/news/asia/southeast-asia/article/3214462/philippine-president-marcos-defends-us-military-presence-china-warns-abyss-geopolitical-strife

[22]huỵ Miên. 2023. “Indonesia tổ chức vòng đàm phán kế tiếp về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông”. Báo Thanh niên. https://thanhnien.vn/indonesia-to-chuc-vong-dam-phan-ke-tiep-ve-bo-quy-tac-ung-xu-o-bien-dong-185230302183829963.htm  

[23]2023. “Indonesia seeks US$200 million supersonic cruise missile deal with India amid maritime tensions”. South China Morning Post. https://www.scmp.com/news/asia/southeast-asia/article/3213688/south-china-sea-indonesia-seeks-us200-million-supersonic-cruise-missile-deal-india-amid-maritime

[24] Huyền Lê. 2023. “Bộ Tứ chỉ trích việc quân sự hoá Biển Đông”. VNExpress. https://vnexpress.net/bo-tu-chi-trich-viec-quan-su-hoa-bien-dong-4577474.html 

[25]Andrew Greene, 2023, “RAAF crews offered counselling after tense encounters with Beijng's military over South China Sea”, ABC Australia, https://www.abc.net.au/news/2023-03-06/raaf-crews-offered-counselling-after-tense-encounters-with-china/102056560

[26] 2023, David Brunnstrom and Renju Jose, “Biden to host Australian, British leaders on AUKUS defence pact”, Reuters, https://www.reuters.com/world/australian-pm-albanese-meet-biden-us-after-india-trip-2023-03-08/

[27]Kimberly Lim, 2023, “What to know about Australia’s Aukus subs and why it’s causing anxiety in Asia”, SCMP, https://www.scmp.com/week-asia/explained/article/3213656/what-know-about-australias-aukus-subs-and-why-its-causing-anxiety-asia

[28]Jim Gomez, 2023, "EU eyes more naval visits in disputed South China Sea", AP News, https://apnews.com/article/european-union-navy-south-china-sea-643ee2f29e52321fa9efaf481006f13c

[29]2023. “Japan PM Fumio Kishida likely to unveil 'Indo-Pacific Plan for Peace' during visit to India”. The Economic Times https://economictimes.indiatimes.com/news/defence/japan-pm-fumio-kishida-likely-to-unveil-indo-pacific-plan-for-peace-during-visit-to-india/articleshow/98760407.cms