Giỏ hàng

THEO DÒNG SỰ KIỆN (4-5/4/2023)

TIN QUỐC TẾ

(Tuoitre, 4/4) - Điện đàm giữa Thủ tướng Việt Nam và Trung Quốc

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 4-4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Đáng chú ý là đề nghị phía Trung Quốc tiếp tục tạo điều kiện về thuận lợi hóa thương mại, mở rộng nhập khẩu hàng hóa, đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam. Về vấn đề trên biển, hai bên nhất trí cùng nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định, xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển theo tinh thần nhận thức chung cấp cao, "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc" cũng như luật pháp quốc tế.[1]

(SCMP, 3/4) - Trung Quốc dự kiến lắp đặt kính viễn vọng lớn nhất tại Biển Đông nhằm tìm hiểu nguồn gốc bức xạ vũ trụ

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc có kế hoạch xây dựng kính viễn vọng neutrino trị giá 300 triệu USD, giúp xác định nguồn gốc của các hạt năng lượng cực cao liên tục bắn phá Trái đất. Trong khi địa điểm chưa được quyết định, vị trí ưa thích cho kính thiên văn là ở Hồ Baikal (Siberia), hoặc có thể được đặt ở Biển Đông.[2]

(CGTN, 4/4) - Trạm năng lượng gió nổi trên biển đầu tiên của Trung Quốc đi vào hoạt động

Một trạm phát điện do Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đầu tư và xây dựng, được đặt tên là CNOOC Guanlan đã đến khu vực biển hoạt động ở Văn Xương, tỉnh Hải Nam (phía nam Trung Quốc). Dự kiến nền tảng này sẽ hoạt động trong hơn 25 năm, nhằm cung cấp năng lượng điện xanh cho các giàn khoan dầu khí gần đó.[3]

(REUTERS, 4/4) - Thảo luận cấp cao Malaysia-Trung Quốc về các hoạt động năng lượng tại Biển

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về các hoạt động năng lượng của công ty nhà nước Malaysia Petronas ở Biển Đông. Điều này được ông Anwar đưa ra sau khi nhận thấy dấu hiệu Trung Quốc gia tăng áp lực đối với các hoạt động của Malaysia trong vùng biển mà Trung Quốc đưa ra yêu sách[4]

(REUTERS, SCMP,  3/4) - Philippines công bố 4 căn cứ mới cho phép Mỹ tiếp cận

Văn phòng Tổng thống Philippines, ngày 3/4, thông báo 4 địa điểm mà quân đội Mỹ được tiếp cận trong nỗ lực triển khai toàn diện Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Nâng cao (EDCA), bên cạnh 5 căn cứ Washington được tiếp cận từ trước. Bao gồm căn cứ hải quân Camilo Osias, sân bay Lal-lo ở tỉnh Cagayan, căn cứ Melchor Dela Cruz ở tỉnh Isabela và một địa điểm ở tỉnh Palawan - phía tây nam Biển Đông.[5] Theo đó, Philippines cho phép Mỹ được triển khai hoạt động quân sự tại đây. Trước diễn biến đó, chính giới Trung Quốc đã tỏ vẻ giận dữ vì có hai địa điểm quân sự gần với đảo Đài Loan[6].

(VnExpress, 4/4) - Trung Quốc phản ứng với thỏa thuận chia sẻ căn cứ Mỹ - Philippines

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh trong họp báo ở Bắc Kinh ngày 4/4 cho rằng việc Washington và Manila công bố 4 địa điểm mà quân đội Mỹ tiếp cận trong Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Nâng cao (EDCA) với Philippines sẽ "làm căng thẳng quân sự gia tăng và gây nguy hiểm cho hòa bình, ổn định khu vực". Bà Mao nói thêm, rằng Mỹ "tiếp tục tăng cường triển khai quân sự trong khu vực" vì lợi ích quốc gia của riêng mình mà "không quan tâm tới các bên khác".[7]

(SCMP, 4/4) - Ấn Độ “chào mời” Đông Nam Á mua tên lửa giá phải chăng giữa tranh chấp Biển Đông và căng thẳng Nga-Ukraine

Các nhà phân tích cho biết, việc Ấn Độ đẩy mạnh việc bán vũ khí cho Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Indonesia thời gian gần đây cho thấy mong muốn trở thành nhà cung cấp vũ khí chính của New Delhi, trong nỗ lực ngăn chặn các hoạt động gây hấn của Trung Quốc trên khu vực.[8]

(AT, 4/4) - Mỹ gia tăng sức ép với Trung Quốc tại Biển Đông

Trong thập kỷ qua, Mỹ đã liên tục mở rộng sự hiện diện chiến lược của mình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm đối phó với dự án xây dựng đảo quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông. Các nước Nhật Bản và Philippines cũng đều có chiến lược củng cố mạnh mẽ các liên minh mới trước phản ứng “thất vọng” của Bắc Kinh.[9]

(Báo Tin tức, 1/4) - Nga công bố học thuyết chính sách đối ngoại mới

Tổng thống Vladimir Putin đã ký phê chuẩn Khái niệm Chính sách Đối ngoại Nga mới vào ngày 31/3, cung cấp một góc nhìn tổng thể về những ưu tiên chiến lược đối ngoại của Nga. Tổng thống Putin giải thích yêu cầu sửa đổi học thuyết là do "những thay đổi mạnh mẽ" trong bối cảnh quốc tế, bao gồm cả điều mà Moskva mô tả là "cuộc chiến hỗn hợp" đang diễn ra do phương Tây tiến hành chống lại Nga vì các hành động của nước này ở Ukraine.[10]

(TTXVN, 4/4) - Phần Lan chính thức là thành viên NATO vào ngày 4/4/2023

Phát biểu với báo giới trước thềm cuộc họp của các Ngoại trưởng NATO tại Brussels, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Phần Lan chính thức là thành viên thứ 31 của tổ chức vào ngày 4/4. Ông Stoltenberg khẳng định việc Phần Lan gia nhập NATO là một bước thắt chặt an ninh cho chính quốc gia này, đồng thời giúp khối quân sự củng cố sức mạnh.[11]

(REUTERS, 4/4) - Nga đe dọa đáp trả Phần Lan gia nhập NATO

Điện Kremlin mô tả Phần Lan gia nhập NATO là hành động tấn công vào an ninh của Nga và cảnh báo Mát-xcơ-va sẽ đáp trả. "NATO mở rộng là hành động tấn công vào an ninh và các lợi ích quốc gia của Nga", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với báo giới ngày 4/4. Về phía NATO, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mô tả đây là sự kiện mang tính lịch sử, hệ quả trực tiếp từ việc Nga mở chiến dịch ở Ukraine.[12]

(SCMP, 4/4) - Thủ tướng Trung Quốc điện đàm với Thủ tướng Nga, kêu gọi “hợp tác thiết thực hơn”

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường điện đàm với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin, ngày 4/4, kêu gọi cả hai bên tăng cường “hợp tác thực tế” trong bối cảnh phương Tây đang giám sát chặt chẽ các động thái có xu hướng “nghiêng về Mát-xcơ-va” của Bắc Kinh. Ông Lý cũng cho biết, dưới sự chỉ đạo chiến lược của nguyên thủ quốc gia hai nước, quan hệ phối hợp chiến lược toàn diện Trung Quốc-Nga trong thời đại mới sẽ duy trì mức độ phát triển cao.[13]

(SCMP, 4/4) - EU chỉ trích Trung Quốc đứng về phía Nga trong cuộc chiến Ukraine

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell cho biết sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Nga là 'sự vi phạm trắng trợn' các cam kết của Bắc Kinh tại Liên hợp quốc.[14]

(REUTERS, 4/4) - Mát-xcơ-va cáo buộc phương Tây đang cố chia rẽ Nga - Trung

Những bình luận ám chỉ về một mối quan hệ “phụ thuộc” giữa Nga và Trung Quốc "nhìn chung đã bị các quốc gia không thân thiện thổi phồng" trong thời gian dài, Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho biết trong bài phỏng vấn đăng trên nhật báo Nga Argumenty i Fakty ngày 4/4. Ông Lavrov phát biểu: "Chúng tôi coi đây là nỗ lực nhằm phủ bóng đen lên những thành công của chúng tôi, chia rẽ quan hệ hữu nghị giữa Mát-xcơ-va và Bắc Kinh".[15]

(SCMP, 4/4) - Nga xây dựng đại học hàng không và vũ trụ tại Trung Quốc

Đại học Năng lượng Quốc gia Mát-xcơ-va (MPEI) sẽ bắt đầu khởi xây vào tháng 9/2023 tại đảo Hải Nam, Trung Quốc, tập trung giảng dạy và nghiên cứu hàng không vũ trụ. Ông Cao Xiankun, giám đốc sở giáo dục Hải Nam tuyên bố kế hoạch trên dự kiến thu hút nguồn sinh viên quốc tế lớn từ Đông Nam Á.[16] 

(ANEWS, 5/4) - Tổng thống Mỹ-Pháp điện đàm trước chuyến thăm Trung Quốc của ông Macron

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nhằm thảo luận về chuyến thăm sắp tới của ông Macron tới Trung Quốc. Nhà Trắng cho biết, hai bên cũng đề cập về việc duy trì sự ủng hộ dành cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga.[17]

 
 

TỔNG HỢP TIN CHUYẾN THĂM TRUNG QUỐC CỦA CÁC LÃNH ĐẠO CHÂU ÂU

Tháng 4/2023, việc các nhà lãnh đạo cấp cao châu Âu lần lượt đến thăm Trung Quốc khiến dư luận quốc tế đặc biệt chú ý. Sau chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Tây Ban Nha cuối tháng 3/2023, trong đầu tháng 4/2023, Tổng thống Pháp Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Usuala Von Der Leyen sẽ đến thăm Trung Quốc và ngay sau đó sẽ là chuyến thăm của Cao ủy phụ trách Chính sách Đối ngoại EU - Josep Borrell. Trong một động thái chưa được xác nhận, Thủ tướng Italia được cho là cũng đang chuẩn bị đến thăm Trung Quốc.

  • (TTXVN, 1/4) - Thủ tướng Tây Ban Nha thăm Trung Quốc, nhất trí tăng cường hợp tác

Nhân chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, ngày 31/3/2023, lãnh đạo hai nước đã cam kết tăng cường hơn nữa hợp tác đôi bên cùng có lợi. Trong cuộc gặp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Mandrid để đưa năm 2023, năm kỷ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, trở thành điểm khởi đầu mới cho việc tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa hai nước.[18]

  • (SCMP, 3/4) - Xung đột Ukraine sẽ là tiêu điểm trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp

Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận chuyến thăm 3 ngày của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ bắt đầu từ ngày 5/4. Trong đó, cuộc chiến ở Ukraine và các mối quan hệ kinh tế sẽ là ưu tiên hàng đầu tại buổi trao đổi cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngoài ra, Pháp cho biết ông Macron sẽ còn đề cập tới nhiều chủ đề nóng khác bao gồm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi.[19]

  • (CGTN, 3/4) - Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen sẽ thăm Trung Quốc từ 5/4 đến 7/4

Chuyến thăm của bà Leyen dự kiến từ ngày 5/4 - 7/4, cùng thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Tổng thống Pháp. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh, nước này sẵn sàng hợp tác với Liên minh châu Âu (EU), coi chuyến thăm là cơ hội để tiếp tục khám phá tiềm năng hợp tác, chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu và mang lại năng lượng tích cực hơn cho thế giới. Về phía bà Leyen, năm nay cũng đánh dấu kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và EU. Bà cho biết sự phát triển ổn định và lành mạnh của quan hệ Trung Quốc-EU là vì lợi ích chung của cả hai bên, có lợi cho hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.[20]

 

Ý KIẾN HỌC GIẢ

(NIKKEI, 3/4) - Theo nhà phân tích Christopher Johnstone của CSIS, Ấn Độ sẽ đối mặt với loạt thách thức với tư cách chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh Quad vào năm 2024

Cuộc gặp bốn bên gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc sẽ đối mặt với thử thách thực sự khi New Delhi đóng vai trò chủ nhà vào năm 2024, theo Christopher Johnstone, một cựu quan chức Lầu Năm Góc phụ trách Nam và Đông Nam Á. Đây sẽ là phép thử về độ bền và hiệu quả của Bộ tứ cũng như cam kết của Ấn Độ, trong bối cảnh các nước tham gia đặc biệt quan tâm động thái của New Delhi giữa căng thẳng biên giới với Trung Quốc".[21]

(CGTN, 2/4) - Theo tác giả Yu Hong, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore: Singapore - Trung Quốc đang tìm cách nâng cấp quan hệ song phương lên tầm cao mới

Từ ngày 27/3 đến 1/4, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã có chuyến thăm Trung Quốc sau gần 4 năm, từ tháng 4 năm 2019. Hai nước nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên “Đối tác toàn diện chất lượng cao hướng tới tương lai”. Điều này phản ánh cam kết của cả hai trong việc mở rộng hơn nữa hợp tác song phương và khám phá các lĩnh vực hợp tác mới, bao gồm kinh tế xanh và kỹ thuật số, tài chính, hàng không và hợp tác công nghiệp. Chủ tịch Tập Cận Bình gọi mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Singapore là "hướng tới tương lai, chiến lược và mẫu mực."[22]

(NIKKEI, 4/4) - Theo Bộ trưởng Bộ Đầu tư Anh Dominic Johnson, CPTPP sẽ là “nền tảng” trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Vương quốc Anh

Việc Anh chính thức trở thành thành viên thứ 12 của CPTPP - một trong những khối thương mại lớn nhất thế giới thể hiện khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược hậu Brexit của nước này. Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là "một trọng tâm địa chiến lược của tăng trưởng và đổi mới đối với Vương quốc Anh", ông Johnson nói với Nikkei trong một cuộc phỏng vấn ngày 3/4 trong chuyến thăm Tokyo.[23]

(SCMP, 4/4) - Theo nhà ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, trong quan hệ Trung Quốc - Philippines không có “tâm lý chiến tranh lạnh”

Theo nhà ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines không bao giờ có “tâm lý chiến tranh lạnh” kể cả trong bối cảnh có nhiều lo ngại về việc Philippines xích lại với Mỹ. Đồng thời ông Vương cũng kêu gọi hai bên không để mất đà sau thỏa thuận giữa Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr về sự quản lý trên Biển Đông[24]

(REUTERS, 4/4) - Theo hai tác giả Greg Torode và Eduardo Baptista, việc Trung Quốc tăng cường tuần tra bằng tàu ngầm trang bị vũ trang hạt nhân làm gia tăng phức tạp với Mỹ và đồng minh

Theo một  báo cáo từ Lầu Năm Góc, phía quân đội Trung Quốc hiện có hạm đội 6 tàu ngầm tên lửa đạn đạo đang thực hiện các cuộc tuần tra “gần như liên tục” từ đảo Hải Nam vào Biển Đông. Động thái này góp phần gây thêm áp lực lên Mỹ và các đồng minh, khi đã cố gắng chống lại sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh.[25]

(SCMP, 5/4) - Theo tác giả Joseph Sipalan, Malaysia và Trung Quốc có những thoả thuận “mang tính lịch sử” tuy nhiên bóng tối của việc tranh chấp Biển Đông vẫn còn

Trong chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tới Trung Quốc thì hai bên đã đạt con số kỷ lục trong việc ký kết giữa doanh nghiệp của hai nước. Tuy nhiên các vấn đề như tuyến đường thuỷ đang tranh chấp có thể tạo ra sự chia rẽ giữa hai quốc gia.[26]

(CGTN - 5/4) - Đại sứ Phúc Công, Đại sứ Trung Quốc tại Châu Âu lý giải tầm quan trọng của mối quan hệ Trung Quốc-EU

Bất chấp những khác biệt, các chính trị gia hàng đầu châu Âu đang rầm rộ công du tới Bắc Kinh thời gian gần đây. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên trường toàn cầu. Theo Đại sứ, Trung Quốc và châu Âu, với tư cách là các cường quốc và nền kinh tế lớn trên thế giới, có rất nhiều điều cùng thực hiện vì lợi ích chung cho đôi bên và cho thế giới. Bên cạnh đó, phía Trung Quốc luôn sẵn sàng cải thiện quan hệ với EU và rất hoan nghênh việc nối lại Hiệp định toàn diện về đầu tư (CAI), vốn đã bị đóng băng từ năm 2021.[27]

 

BAN TRUYỀN THÔNG QUỸ FESS./.

 

[1] Duy Linh, 2023, “Điện đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Trung Quốc khẳng định mở cửa cho nông sản Việt”, Báo Tuổi trẻ, https://tuoitre.vn/dien-dam-voi-thu-tuong-pham-minh-chinh-thu-tuong-trung-quoc-khang-dinh-mo-cua-cho-nong-san-viet-20230404182901441.htm

[2] Ling Xin, 2023. “Chinese scientists plan largest underwater neutrino telescope to learn origin of cosmic radiation”, South China Morning Post, https://www.scmp.com/news/china/science/article/3215804/chinese-scientists-plan-largest-underwater-neutrino-telescope-learn-origin-cosmic-radiation

[3] 2023. “China's first deep-sea offshore floating wind power platform arrives in operation area”. CGTN. https://news.cgtn.com/news/2023-04-04/China-s-offshore-floating-wind-power-platform-arrives-in-destination-1iIQUOAd3CE/index.html

[4] 2023. “Malaysia says Beijing concerned about its energy projects in South China Sea”. Reuters. https://www.reuters.com/world/asia-pacific/malaysia-pm-says-petronas-project-south-china-sea-malaysian-territory-2023-04-04/  

[5] Karen Lema, 2023, “Philippines reveals locations of 4 new strategic sites for U.S. military pact”, Reuters, https://www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-reveals-locations-4-new-strategic-sites-us-military-pact-2023-04-03/

[6] 2023. “Philippines names 4 new camps for US forces amid China fury”. South China Morning Post. https://www.scmp.com/news/asia/southeast-asia/article/3215880/philippines-names-4-new-camps-us-forces-amid-china-fury  

[7] Huyền Lê, 2023, “Trung Quốc phản ứng với thỏa thuận chia sẻ căn cứ Mỹ - Philippines”, VnExpress, https://vnexpress.net/trung-quoc-phan-ung-voi-thoa-thuan-chia-se-can-cu-my-philippines-4589419.html

[8] Maria Siow, 2023, “India courts Southeast Asia with affordable missiles amid South China Sea rows, Russia-Ukraine war”, Southh China Morning Post, https://www.scmp.com/week-asia/politics/article/3215858/india-courts-southeast-asia-affordable-missiles-amid-south-china-sea-rows-russia-ukraine-war

[9] Richard Javad Heydarian, 2023, “US cranking pressure on China in South China Sea”, Asia Times, https://asiatimes.com/2023/04/us-cranking-pressure-on-china-in-south-china-sea/

[10] Thu Hằng, 2023, “Năm điểm then chốt trong học thuyết chính sách đối ngoại mới của Nga”, Báo tin tức, https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/nam-diem-then-chot-trong-hoc-thuyet-chinh-sach-doi-ngoai-moi-cua-nga-20230401091829027.htm

[11] 2023, “Phần Lan sẽ chính thức là thành viên NATO vào ngày 4/4/2023”, Thông tấn xã Việt Nam, https://vnanet.vn/vi/anh/anh-thoi-su-quoc-te-1049/phan-lan-se-chinh-thuc-la-thanh-vien-nato-vao-ngay-442023-6661433.html

[12] Anne Kauranen, Andrew Gray, 2023, “Finland joins NATO in historic shift, Russia threatens 'counter-measures'”, Reuters, https://www.reuters.com/world/europe/finland-set-join-nato-historic-shift-while-sweden-waits-2023-04-04/

[13] Amber Wang, 2023, “China’s new Premier Li Qiang calls for more ‘practical cooperation’ with Russia”, South China Morning Post, https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3216005/chinas-new-premier-li-qiang-calls-more-practical-cooperation-russia

[14] 2023, “EU slams China for siding with ‘aggressor’ Russia in Ukraine war”, South China Morning Post, https://www.scmp.com/news/world/europe/article/3215984/eu-slams-china-siding-aggressor-russia-ukraine-war

[15] Ronald Popeski, Lidia Kelly, 2023. “Russia's Lavrov: West trying to drive a wedge between Moscow, Beijing”, Reuters, https://www.reuters.com/world/russias-lavrov-west-trying-drive-wedge-between-moscow-beijing-2023-04-03/

[16] Hayley Wong, 2023. “Top Russian technical university campus in China’s Hainan island to focus on aviation and aerospace”. South China Morning Post. https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3215959/top-russian-technical-university-campus-chinas-hainan-island-focus-aviation-and-aerospace

[17] 2023, “Biden, Macron discuss China, Ukraine war in phone call, White House says”, Anews, https://www.anews.com.tr/world/2023/04/05/biden-macron-discuss-china-ukraine-war-in-phone-call-white-house-says

[18] 2023, “Trung Quốc và Tây Ban Nha nhất trí tăng cường hợp tác”, Thông tấn xã Việt Nam, https://vnanet.vn/vi/anh/anh-thoi-su-quoc-te-1049/trung-quoc-va-tay-ban-nha-nhat-tri-tang-cuong-hop-tac-6657853.html

[19] Zhao Ziwen, Jack Lau, 2023, “War in Ukraine to headline Macron-Xi talks on French president’s China trip”, South China Morning Post, https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3215861/war-ukraine-headline-macron-xi-talks-french-presidents-china-trip

[20] 2023, “EU chief Ursula von der Leyen to visit China from April 5 to 7”, CGTN, https://news.cgtn.com/news/2023-04-03/Ursula-von-der-Leyen-to-visit-China-April-5-7-1iHvm2d0LUA/index.html

[21] Ken Moriyasu, 2023, “India faces critical test as Quad host in 2024: CSIS analyst”, Nikkei Asia, https://asia.nikkei.com/Politics/International-relations/Indo-Pacific/India-faces-critical-test-as-Quad-host-in-2024-CSIS-analyst

[22] Yu Hong, 2023, “Singapore, China seek to upgrade bilateral ties to a new level”, CGTN, https://news.cgtn.com/news/2023-04-02/Singapore-China-seek-to-upgrade-bilateral-ties-to-a-new-level-1iG1rAddfj2/index.html

[23] Shoichiro Taguchi, 2023, “CPTPP 'cornerstone' of U.K.'s Indo-Pacific strategy: minister”, Nikkei Asia, https://asia.nikkei.com/Editor-s-Picks/Interview/CPTPP-cornerstone-of-U.K.-s-Indo-Pacific-strategy-minister

[24] Laura Zhou. 2023. “No room for ‘cold war mentality’ in China-Philippine relations: Wang Yi”. South China Morning Post. https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3215932/no-room-cold-war-mentality-china-philippine-relations-wang-yi

 

[25] Greg Torode, Eduardo Baptista, 2023, “Analysis: China's intensifying nuclear-armed submarine patrols add complexity for U.S., allies”, Reuters, https://www.reuters.com/world/chinas-intensifying-nuclear-armed-submarine-patrols-add-complexity-us-allies-2023-04-04/

[26] Joseph Sipalan. 2023. “Malaysia lauds “historic” deals in Beijing but shadow of South China Sea row remains”. South China Morning Post. https://www.scmp.com/week-asia/politics/article/3215977/malaysia-lauds-historic-deals-beijing-shadow-south-china-sea-row-remains?module=lead_hero_story&pgtype=homepage