Giỏ hàng

THEO DÒNG SỰ KIỆN (30-31/3/2023)

TIN VIỆT NAM

(Tuoitre.vn) – Phát động cuộc thi tuyển kiến trúc Bảo tàng Trường Sa

Chiều 29/3, Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Xây dựng phối hợp với Hội Kiến trúc sư tỉnh Khánh Hòa phát động cuộc thi tuyển phương án kiến trúc, cảnh quan công trình Bảo tàng Trường Sa.

Nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa (1653 - 2023), cuộc thi tuyển kiến trúc Bảo tàng Trường Sa sẽ bắt đầu từ ngày 29/3. Dự kiến kết thúc nhận hồ sơ dự thi ngày 20/5, công bố giải ngày 30/5.[1]

 

TIN QUỐC TẾ

(SCMP) - Tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) mở rộng phạm vi cứu hộ với tàu tuần tra lớn 

Cục Quản lý An toàn hàng hải tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) vừa đưa tàu mang số hiệu Haixun 03 vào hoạt động. Tàu có trọng tải lên tới 5.560 tấn và đang được neo đậu tại căn cứ ở Hải Khẩu. Tàu Haixun 03 được đóng tại Quảng Châu bởi Nhà máy đóng tàu Huangpu Wenchong, một công ty con của Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc, nơi phát triển cả tàu nghiên cứu và tàu chiến quân sự. Tàu được trang bị một máy bay không người lái và một máy bay trực thăng cỡ trung và được thiết kế cho nhiều chức năng khác nhau, bao gồm tuần tra và cứu nạn trên biển, chữa cháy và giám sát sự cố tràn dầu. Sự xuất hiện của tàu Haixun 03 có thể gây nghi ngờ đối với các quốc gia trong khu vực.[2]

(SCMP) - Nhật Bản thúc đẩy thiết lập khuôn khổ an ninh chung với Mỹ, Philippines

Ba nước Nhật Bản, Mỹ và Philippines lên kế hoạch thiết lập khuôn khổ an ninh 3 bên nhằm tăng cường tiềm lực trong bối cảnh Trung Quốc đang có những hành động quân sự ngày càng gia tăng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương[3]

(ANN) - Hải quân Philippines nhận thêm 2 tàu tuần tra từ Mỹ

Hải quân Philippines mới đây đưa ra thông rằng sẽ mua hai tàu tuần tra loại Cyclone-class từ Mỹ nhằm tăng cường khả năng tuần tra vùng biển của nước này. Việc chuyển giao dự kiến được thực hiện trong những tháng tới[4].

(Reuters) - Philippines và Trung Quốc sẽ nối lại đàm phán dầu khí vào tháng 5

Theo thông tin từ ngoại trưởng Philippines thì nước này và Trung Quốc sẽ nối lại các cuộc thảo luận về việc cùng khai thác dầu khí ở Biển Đông vào tháng 5 tới. Đây được coi là động thái giảm bớt căng thẳng của hai quốc gia ở trên khu vực này.[5]

(TET) - Ba bên Ấn Độ-Nhật Bản-Hàn Quốc nâng cao khả năng có thể ổn định khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Chiến lược hiếu chiến và tham vọng toàn cầu của Trung Quốc đã gây lo ngại lâu dài cho ba cường quốc Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là Ấn Độ , Hàn Quốc và Nhật Bản. Về phía Nhật Bản và Ấn Độ, trước mắt ưu tiên việc củng cố các mối quan hệ song phương với Mỹ, quốc gia có khả năng chống lại tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở trong khu vực. Ba bên hơn bao giờ hết đang nhắm đến việc đa dạng hóa các khả năng chiến thuật nhằm đáp ứng cho kế hoạch.[6]

 

Ý KIẾN HỌC GIẢ

- (The Guardian) - Châu Á-Thái Bình Dương - điểm nóng châm ngòi chạy đua vũ trang toàn khu vực

Quá trình quân sự hóa đã tăng lên nhanh chóng đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mối lo ngại ngày càng đỉnh điểm đối với Trung Quốc, nước có chi tiêu quốc phòng tăng đều đặn trong gần 30 năm qua, thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang trên toàn khu vực, hủy bỏ các công ước khu vực kéo dài hàng thập kỷ và làm lộ ra một số điểm nóng tiềm ẩn. Hiện các phóng viên của Guardian đang xem xét việc xây dựng cơ quan thường trú xung quanh khu vực Đài Loan, Bắc Triều Tiên, Biển Đông và các đảo Thái Bình Dương để bám sát tình hình.[7]

- (SCMP) - Quân đội Mỹ triển khai quân đã tạo ra “môi trường thuốc súng” ở khu vực 

Tại Diễn đàn Bác Ngao (Trung Quốc), nhiều nhà phân tích và quan chức Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo rằng tần suất hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông đang ở mức cao nhất trong lịch sử. Điều này làm tăng nguy cơ xung đột trong khu vực.[8]

 

Ban Truyền thông Quỹ FESS./.

 

 

[1] Trần Hoài, 2023. “Thi tuyển kiến trúc Bảo tàng Trường Sa”. Báo Tuổi trẻ. https://tuoitre.vn/thi-tuyen-kien-truc-bao-tang-truong-sa-20230329181139604.htm

[3] 2023. “Japan pushes Philippines, US to form anti-China security framework”. South China Morning Post. https://www.scmp.com/news/asia/east-asia/article/3215226/japan-pushes-philippines-us-form-anti-china-security-framework  

[4] 2023. “Philippine Navy to get 2 more patrol boats from US”. Asia News Network. https://asianews.network/philippine-navy-to-get-2-more-patrol-boats-from-us/

[5] 2023. “Manila, Beijing to resume oil and gas talks in May - Philippine minister”. Reuters. https://www.reuters.com/world/asia-pacific/manila-beijing-resume-oil-gas-talks-may-philippine-minister-2023-03-30/  

[6] Dipanjan Roy Chaudhury, 2023, “Possible India-Japan-South Korea trilateral could stabilise Indo-Pacific region”, The Economic Times, https://economictimes.indiatimes.com/news/defence/possible-india-japan-south-korea-trilateral-could-stabilise-indo-pacific-region/articleshow/99047294.cms

[7] Amy Hawkins , Helen Davidson , Justin McCurry , Rebecca Ratcliffe và Daniel Hurst, 2023, “The Asia-Pacific flashpoints fuelling an arms race across the region”, The Guardian, https://www.theguardian.com/world/2023/mar/30/asia-pacific-flashpoints-fuelling-regional-arms-race-taiwan-north-korea-south-china-sea-pacific-islands

[8] Amber Wang. 2023. “US military presence risks conflict in South China Sea, Boao Forum hears”. South China Morning Post. https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3215526/us-military-presence-risks-conflict-south-china-sea-boao-forum-hears