Giỏ hàng

Sẽ là sai lầm khi nghĩ về một cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Trung?

Việc bao vây kinh tế do Mỹ đứng đầu sẽ buộc Trung Quốc phải tạo ra khối kinh tế tự cung tự cấp của chính mình. Điều này sẽ làm tổn thương đến nhiều nền kinh tế châu Á vốn có quan hệ làm ăn với Trung Quốc và Mỹ, bao gồm cả Nhật Bản.

Một cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Trung sẽ là sai lầm

Một cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Trung sẽ là sai lầm

Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020 đã bắt đầu. Một năm rưỡi tới đây, phần còn lại của thế giới sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình bầu cử Mỹ. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể sẽ là một trong những vấn đề trọng tâm của cuộc bầu cử. Các nhà quan sát địa chính trị lâu nay đã bàn tán nhiều về vấn đề chuyển giao quyền lực nước lớn. Thế giới sẽ chứng kiến điều này chi phối cuộc tranh giành quyền lực nội bộ và các hoạt động chính trị đảng phái ở Mỹ như thế nào.

Vấn đề này là rất đúng, đặc biệt đối với một quốc gia như Nhật Bản khi phải sống ở giữa hai cường quốc toàn cầu này. Mặc dù, giới truyền thông có xu hướng chỉ tập trung vào khía cạnh đấu tranh và thỏa hiệp diễn ra hàng ngày, họ cũng nên nhìn vào cấu trúc cơ bản của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Để đảm bảo sự ổn định của chính phủ cũng như quyền lực cá nhân của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với hai thách thức: làm thế nào để duy trì tăng trưởng kinh tế và làm thế nào để giữ các đối thủ của Tập Cận Bình ở ngoài quyền lực. Xét về những rủi ro lâu dài đối với nền kinh tế Trung Quốc, Bắc Kinh không thể lao vào cuộc chiến tranh thương mại mà không biết đến bao giờ mới kết thúc. Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ cho thấy rằng họ có nhiều thứ để mất hơn, ít nhất trong thời gian ngắn hạn. Nếu Trung Quốc không thể ngăn chặn được những rủi ro như vậy, họ có thể sẽ đối mặt với sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận.

Tuy nhiên, Trung Quốc có lợi về mặt thời gian. Trung Quốc không có động lực để khiêu khích Mỹ, nhất là khi nước này đang ngày càng có xu thế hướng nội. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo các đồng minh của mình trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và ở Đông Á rằng họ phải chi trả tiền cho Mỹ nếu muốn được bảo vệ. Một nhận thức như vậy sẽ có lợi cho Nga và Trung Quốc.

Tất nhiên, câu chuyện về các đồng minh Đông Á khác với câu chuyện của NATO vì Nhật Bản và Hàn Quốc phụ thuộc vào quan hệ đồng minh với Mỹ nhiều hơn so với các đồng minh châu Âu. Sự ủng hộ đối với Mỹ vẫn tương đối cao ở hai nước này, theo Trung tâm nghiên cứu Pew. Thực tế, Mỹ là cường quốc duy nhất giành được tỷ lệ ủng hộ cao ở khắp khu vực Đông Bắc Á, nơi sự thù địch giữa các cường quốc khu vực vẫn mạnh mẽ. Quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như quan hệ giữa Hàn Quốc và Mỹ ngày càng bị chia rẽ khi Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng. Những nguyên tắc cơ bản của khu vực sẽ làm lợi cho Trung Quốc và thứ duy nhất nước này phải làm là chờ đợi.

Nhiều người có chung lo ngại rằng Mỹ có thể rút khỏi khu vực này. Chính quyền Trump tập trung vào cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc hơn là các vấn đề địa chính trị. Bất chấp những chiến thuật của chính quyền, nhiều chuyên gia vẫn ủng hộ mục tiêu của Trump là duy trì vị thế siêu cường kinh tế của nước Mỹ, vốn là cơ sở cho quyền bá chủ của nước này. Quan điểm chủ đạo của đảng Cộng hòa (GOP) dường như đặt trọng tâm vào việc duy trì sự thống trị công nghệ của Mỹ. Trump muốn giành được những thành quả trong thời gian ngắn, nhưng tư tưởng của ông không xa rời mục tiêu của GOP.

Để giành chiến thắng trong “trò chơi kinh tế”, Mỹ cần hiểu rằng lợi thế chiến lược của mình nằm ở sức mạnh của các đồng minh. Mạng lưới đồng minh khắp toàn cầu, khi được kết hợp, sẽ tạo ra một thị trường khổng lồ và chịu sự chi phối ảnh hưởng của Mỹ. Giả dụ rằng nền kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ, ảnh hưởng đối với các đồng minh mà Mỹ có không thể bị xem thường. Nếu không có được sức mạnh tập thể, quyền bá chủ của Mỹ sẽ bị tổn hao nghiêm trọng. Chiến tranh thương mại có thể sẽ dẫn tới một số hình dạng về bao vây kinh tế.

Đối với các đồng minh của Mỹ, chẳng hạn như Nhật Bản, bao vây kinh tế là vấn đề thực sự nghiêm trọng. Thực vậy, cuộc chiến thương mại có những phần lĩnh vực công bị ảnh hưởng trực tiếp khi mua các sản phẩm Trung Quốc do các công ty như Huawei sản xuất. Tuy nhiên, nó đang bắt đầu ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau bởi ngày càng có nhiều rủi ro và bất ổn. Việc bao vây kinh tế do Mỹ đứng đầu, tất nhiên, sẽ buộc Trung Quốc phải tạo ra khối kinh tế tự cung tự cấp của chính mình. Điều này sẽ làm tổn thương đến nhiều nền kinh tế châu Á vốn có quan hệ làm ăn với Trung Quốc và Mỹ, bao gồm cả Nhật Bản.

Vì thế, trên thực tế, việc phương tiện truyền thông Nhật Bản và các chính trị gia thường suy luận Chiến tranh lạnh là việc làm nguy hiểm và sai lầm vì thứ nhất, họ đánh giá thấp các lợi ích kinh tế của Nhật Bản, như đã khẳng định ở trên. Thứ hai, họ hiểu sai về các mục đích của Mỹ và vì thế dựa rất nhiều vào an ninh mà đồng minh cung cấp.

Dữ liệu từ Trung Quốc cũng cho thấy rằng câu chuyện suy luận về Chiến tranh lạnh là sai lầm. Những phát hiện từ một cuộc điều tra trực tuyến được thực hiện trong khoảng thời gian 2 tháng (từ tháng 12/2018 đến tháng 01/2019) cho thấy sự ủng hộ đối với Mỹ trong công chúng Trung Quốc chỉ giảm 4% so với một năm trước đó và vẫn duy trì ở mức cao 62%.

So với các cuộc khảo sát trước đây, nhận thức của Trung Quốc đối với các nước khác đã được cải thiện, đặc biệt thông qua sự tiến bộ kinh tế và các mối quan hệ thương mại gần gũi hơn. Người Trung Quốc đi ra nước ngoài cũng giành được cái nhìn thiện cảm của các nước khác hơn, bao gồm Nhật Bản và Mỹ. Hình ảnh của Nhật Bản trong con mắt của người Trung Quốc đã được cải thiện, tăng 8 điểm so với năm trước đó.

Mặt khác, trong cuộc khảo sát, người Trung Quốc trả lời rằng họ đã giảm tiêu thụ và sử dụng hàng hóa và dịch vụ của Mỹ (tăng từ 10% đến 43%). Những người đã ngừng mua các sản phẩm và dịch vụ của Mỹ chiếm 22% trong số những người được khảo sát. Rõ ràng, quan điểm của người dân Trung Quốc đang thay đổi. Trong năm 2014, tỷ lệ số người trả lời họ không thay đổi hành vi của mình trong những thời điểm cẳng thẳng ngoại giao với Mỹ là 59,8%. Bốn năm sau, con số này giảm xuống còn 29,4%. Tuy nhiên, việc tẩy chay các hàng hóa của Mỹ vẫn được kiềm chế hơn so với những hành động tương tự phản đối Nhật Bản hay Hàn Quốc. Mỹ vẫn là quốc gia được ưu thích nhất đối với người Trung Quốc trong ba quốc gia này và các sản phẩm của Mỹ vẫn được ưa chuộng.

Nhìn chung, tỷ lệ ủng hộ Mỹ đã thay đổi chút ít. Điều đó nói lên nhiều về sức mạnh mềm của Mỹ. Sự ngưỡng mộ về văn hóa và sức mạnh của Mỹ vẫn được duy trì cho dù cạnh tranh kinh tế là thực sự. Đó là một trong những lý do suy luận về Chiến tranh lạnh là không thích hợp. Người dân Trung Quốc bị hấp dẫn hơn bởi những lợi ích kinh tế thực tiễn và tôn trọng văn hóa Mỹ. Đây là dấu hiệu của hy vọng và với bất kỳ lý do nào, Mỹ không nên sử dụng sức mạnh kinh tế và quyền lực mềm chỉ vì những lợi ích thiếu tầm nhìn.

Theo “Japan times

Mỹ Anh (gt)

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông