Giỏ hàng

Đánh giá 5 năm triển khai BRI của Trung Quốc

Đến nay, Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) đã triển khai thực hiện được 5 năm. Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu lớn, nhưng cũng có những khiếm khuyết, và còn có nhiều chỗ có thể cải thiện và làm tốt hơn

Lễ kỷ niệm 5 năm thực hiện sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI)

Lễ kỷ niệm 5 năm thực hiện sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI)

Đến nay, Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) đã triển khai thực hiện được 5 năm. Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu lớn, nhưng cũng có những khiếm khuyết, và còn có nhiều chỗ có thể cải thiện và làm tốt hơn. Chưa cần đề cập đến những lĩnh vực mà BRI đã chạm tới và những công trình mà kế hoạch này đã bao hàm, BRI dường như đã trở thành một từ khóa trong quan hệ quốc tế và công việc ngoại giao của các nước hiện nay, và cũng trở thành học thuyết trong nghiên cứu chính sách của các nước. Về ngoại giao, nói đến Trung Quốc gần như là nói đến BRI. Cho dù ủng hộ hay phản đối, người ta đều khó có thể né tránh việc đánh giá tác động sâu sắc mà BRI mang lại, bất kể là ảnh hưởng trên thực tế hay ảnh hưởng về mặt lý thuyết.

Có một sự thay đổi lớn trong nhận thức và thái độ của phương Tây đối với BRI. Mặc dù Mỹ và Nhật Bản đã tỏ thái độ hoài nghi và phản đối ngay từ đầu, nhưng các nước châu Âu, đặc biệt là hai nước Đức và Pháp lại tương đối tích cực. Tuy nhiên, 5 năm sau, cùng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại và chủ nghĩa dân tộc kinh tế, tư duy Chiến tranh Lạnh cũng đang phục hồi ở các nước phương Tây. Vì vậy, một số nước phương Tây cho rằng BRI của Trung Quốc có tính chất mở rộng.

Các nước như Mỹ, Đức luôn công khai phản đối BRI và tạo ra nhiều cụm từ mới để gọi nó như “chủ nghĩa đế quốc mới”, “chủ nghĩa bành trướng mới”, “chủ nghĩa thực dân mới” hay “chủ nghĩa đế quốc cho vay”. Đương nhiên, cũng có một số nước đã trở nên thực tế hơn. Ví dụ, Nhật Bản - hàng xóm của Trung Quốc - từ chỗ ban đầu công khai nghi ngờ, thậm chí là phản đối, gần đây đã chuyển hướng sang tìm kiếm sự hợp tác.

Nói một cách thực tế, thái độ này của phương Tây sẽ không thay đổi nhiều trong tương lai. Có thể thấy, thái độ của phương tây đối với BRI ít thì là chỉ trích và lên án, nhiều thì là cản trở và phá hoại. Tuy nhiên, bất kể phương Tây nhận thức như thế nào, BRI vẫn sẽ được tiến hành như bình thường. Tư sản phương Tây (đặc biệt là đại tư sản) không mấy quan tâm đến nền kinh tế thực của rất nhiều nước đang phát triển. BRI lại thuộc về kinh tế thực nên tư sản phương Tây sẽ không có quá nhiều hứng thú.

Thế giới ngày nay về cơ bản có thể chia thành ba lĩnh vực kinh tế chính: kinh tế thực, kinh tế tài chính và kinh tế Internet. Với bất cứ quốc gia nào, kinh tế thực là quan trọng vì nó giải quyết vấn đề việc làm và ổn định xã hội. Tổng thống Mỹ Trump kể từ khi lên nắm quyền đến nay cũng đã nỗ lực tái thiết để thực tế hóa nền kinh tế Mỹ, nhưng các nhà đại tư sản phố Wall không quan tâm đến kinh tế thực, bởi vì kinh tế thực đến nay không thể kiếm tiền nhiều, kiếm tiền nhanh.

BRI thiên về xây dựng cơ sở hạ tầng và là nền tảng cho sự phát triển của kinh tế thực. Đầu tư vào BRI có thể kiếm tiền hay không? Có thể kiếm được bao nhiêu tiền? Khi nào mới có thể kiếm tiền? Tất cả những điều này đều không chắc chắn. Trong thế giới hiện nay, chỉ có Trung Quốc - một quốc gia có nền kinh tế phát triển đến giai đoạn này – mới có điều kiện và động lực để làm như vậy. Phương Tây không có động lực lớn, trong khi đó các nước đang phát triển như Ấn Độ vẫn đang ở vào giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, chưa sẵn sàng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng quy mô lớn ở nước ngoài.

Tích cực nhìn nhận sáng kiến “Vành đai và Con đường” để thu hút sự cạnh tranh

Đối với Trung Quốc, những lời chỉ trích đến từ phương Tây cũng nằm trong dự kiến, nhưng họ tuyệt đối không thể xem nhẹ, vì nó ảnh hưởng đến môi trường dư luận quốc tế của BRI, từ đó tác động đến môi trường xã hội của các nước dọc theo BRI. Bất kể là Myanmar, Sri Lanka hay Malaysia hiện nay, nhiều dự án của Trung Quốc dễ bị ảnh hưởng bởi chính trị sở tại, nhưng chính trị sở tại đều có liên quan đến những lời chỉ trích của phương Tây ở các mức độ khác nhau.

….

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Trịnh Vĩnh Niên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore. Bài viết được đăng lại trên Cổng Thông tin Một vành đai, Một con đường, chính phủ Trung Quốc. Bài viết được đăng lần đầu trên trang Liên hợp buổi sáng của Singapore chi nhánh ở Hong Kong.

Hoàng Lan (dịch)

Hoàng Thu (hiệu đính)

Nguồn: Nghiên cứu Biển Đông